Với trẻ sơ sinh, những hành động thô bạo chắc chắn đã tác động rất lớn tới tâm lý của bé.

Đang xem: Bảo Mẫu Bạo Hành Hạ Trẻ Sơ Sinh Bị Bạo Hành

Clip bé gái hơn một tháng tuổi bị bạo hành Nữ giúp việc dùng tay bóp miệng, tát mạnh vào mặt, đầu bé gái. Người này còn liên tục tung đứa trẻ lên cao, rồi dùng tay đỡ mặc cho bé gái gào khóc.

Liên quan đến sự việc bé sơ sinh hơn một tháng tuổi bị giúp việc bạo hành mới đây tại Hà Nam, PGS.TS.BS cao cấp Cao Tiến Đức (Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Bệnh viện 103), cho biết vấn đề sức khỏe và tâm lý của cháu bé cần phải quan tâm đặc biệt.

Ở độ tuổi sơ sinh, các bộ phận cơ thể của bé còn chưa hoàn thiện nên dễ bị tổn thương do ngoại lực.

“Người ta lo ngại nhiều hơn cả tới phần não bộ của cháu bé khi bị bà giúp việc liên tục tung lên cao, trong đó, đáng chú ý là hội chứng rung lắc mang tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cháu bé”, PGS Đức nhận định.

*
Người giúp việc hành hạ bé gái.Ảnh cắt từ clip.

Sau khi sự việc được phát hiện, vợ chồng chị N.P. (cha mẹ cháu bé) đã đưa con lên khám ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Hà Nội. Mẹ của bé gái dẫn lời bác sĩ cho biết sức khỏe của cháu bình thường, song bác sĩ lo ngại đứa trẻ có khả năng bị ảnh hưởng tâm lý sau này.

Chị P. cho biết hiện tại con gái đã bớt quấy khóc và không còn sốt. Cháu vẫn bú mẹ bình thường, song không được nhiều, rời mẹ ra lại quấy khóc, ngủ hay giật mình.

Về điều này, PGS Đức cho biết khi trẻ bị bạo hành sẽ gây sang chấn tâm lý.

Ở độ tuổi sơ sinh, bé sẽ có các biểu hiện như bỏ ăn (bú), hay quấy khóc, ngủ không say, thường giật mình. Những biểu hiện này cũng hay gặp ở trẻ sơ sinh nên nhiều cha mẹ không nhận ra việc con mình bị bạo hành.

Xem thêm:

Khi trẻ bắt đầu có nhận thức về thế giới xung quanh, biểu hiệu sang chấn tâm lý sẽ đa dạng hơn. Trẻ có biểu hiện sợ sệt và thu mình lại, dẫn đến mất tự chủ, sống khép kín. Tâm lý của bé luôn không ổn định, nhìn thấy ai cũng sợ, dần dần con sẽ bị thui chột những khả năng có thể phát huy. Trẻ cũng có các biểu hiện như giận hờn, nổi nóng vô cớ, khó kiểm soát cảm xúc, tình cảm của mình.

Theo PGS Đức, trẻ bị bạo hành sẽ bị ám ảnh trong thời gian dài, thậm chí cả đời. Những di chứng tâm lý từ việc bị bạo hành làm trẻ mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương. Khi trưởng thành, trẻ có thể trở thành người nóng nảy hoặc có những trở ngại về giao tiếp.

Để xác định các sang chấn tâm lý, trẻ cần được theo dõi kỹ càng. Nhưng trước hết, với một đứa trẻ sơ sinh, những hành động thô bạo này đã tác động rất lớn tới tâm lý, trong đó, tiêu biểu nhất là sự sợ hãi.

Do đó, PGS Đức khuyên rằng với trẻ sơ sinh nói riêng, trẻ em nói chung, khi bị bạo hành, cha mẹ cần phải quan tâm đặc biệt, luôn tình yêu thương, chú ý đến các biểu hiện của con.

PGS.TS Phạm Văn Học, khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo bố mẹ cần đưa cháu bé bị bạo hành đi khám sức khỏe ngay lập tức. Trẻ sơ sinh bị bạo hành có thể bị sang chấn tâm lý, sợ hãi dẫn tới bỏ ăn (bú), ngủ, hay khóc và cáu gắt.

Bên cạnh đó, những chấn thương bên ngoài có thể nhìn thấy như vết thâm tím, cào xé… Nguy hiểm hơn là chấn thương không thể nhìn thấy như rạn nứt, gãy xương, nhất là với phần não bộ.

Bác sĩ Học cho biết nhiều chấn thương phần não có biểu hiện ngay nhưng cũng có những chấn thương tiềm ẩn, chỉ được phát hiện sau khi được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. Bác sĩ này tỏ ra lo ngại trước hành động tung ném đứa trẻ của người giúp việc.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khi bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, nên rất nguy hiểm. Hành động thô bạo với trẻ sơ sinh có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng lâu dài.

Bắt khẩn cấp nữ giúp việc bạo hành bé gái hơn một tháng tuổi

Công an tỉnh Hà Nam đã bắt khẩn cấp nữ giúp việc hành hạ bé gái hơn một tháng tuổi ở TP Phủ Lý.

*

8 dấu hiệu “tâm thần trí thức” có thể bạn đang mắc

1 2 -1 38

Khi có một trong những dấu hiệu báo trước, kéo dài trong 2 tuần có thể bạn, hoặc người thân đã mắc một bệnh tâm thần nào đó.

*

Cách điều trị sang chấn tâm lý cho bé chứng kiến mẹ bị giết

1 -1

Theo các bác sĩ, việc tận mắt chứng kiến mẹ bị chém gục ngay trước mặt là sang chấn tâm lý rất lớn đối với con nhỏ và cần phải điều trị sớm.

Xem thêm:

*

“Nạn nhân bị xâm hại thường nghĩ mình không còn giá trị”

0 13

Theo các chuyên gia, nhiều nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục thường nghĩ rằng mình không còn giá trị nên sống buông thả, bỏ nhà đi bụi, thậm chí làm gái.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *